Cách lấy lại gốc Tiếng Anh một cách hiệu quả tại IRIS

Cách lấy lại gốc Tiếng Anh một cách hiệu quả tại IRIS

Cách lấy lại gốc Tiếng Anh một cách hiệu quả tại IRIS

Cách Lấy Lại Gốc Tiếng Anh

Nội dung bài viết

Cách lấy lại gốc Tiếng Anh một cách hiệu quả tại IRIS

Mất gốc Tiếng Anh đang là nỗi lo chung cho tất cả mọi người dân Việt Nam. Theo thống kê cho thấy 90% người học Tiếng Anh đều đang gặp vấn đề trong quá trình học Tiếng Anh của mình. Trong số đó phần lớn đều đang mất gốc Tiếng Anh do lộ trình học Tiếng Anh không đúng. Vậy cách lấy lại gốc Tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả? Lộ trình học Tiếng Anh như thế nào là chuẩn giáo trình? Iris English sẽ giúp bạn tìm lại được phương hướng học Tiếng Anh chính xác nhé!

Lộ trình tóm lược cách lấy lại gốc Tiếng Anh

1. Phát âm

2. Cấu trúc câu

3. Giao tiếp cơ bản

4. Giao tiếp trung cấp

5. Giao tiếp nâng cao

Lộ trình chi tiết cách lấy lại gốc Tiếng Anh

1. Phát âm

* Phát âm là gì?

Phát âm là cách mình đọc hay tạo ra âm thanh một từ vựng. Phát âm đúng giúp bạn hiểu được người bản xứ nói gì và khi bạn nói họ cũng hiểu đúng điều bạn muốn truyền tải.

Đây cũng chính là giải đáp cho thắc mắc của các bạn về việc:

Tại sao học tiếng Anh mười mấy năm rồi, cũng có từ vựng và có khi còn khá giỏi ngữ pháp nữa, nhưng mà không hiểu được khi nghe người nước ngoài nói? Và cũng không biết làm sao nói cho họ hiểu được?

Chính điều này đã dẫn đến việc mất tự tin và chán nản với việc giao tiếp tiếng Anh của các bạn. Giờ thì câu trả lời đã có rồi nhé!

* Tại sao cần học phát âm đầu tiên?

Tiếng Anh không chỉ là một môn học. Nó là một ngôn ngữ, một ngôn ngữ sống, dùng để giao tiếp. Giao tiếp (đối với ngôn ngữ nói) là quá trình truyền tải thông điệp, gồm Nghe – Nói. Muốn Nghe được, tức hiểu được người bản xứ nói gì thì bạn phải cài đặt hệ thống âm thanh đúng trong não bộ. Muốn Nói để người khác hiểu được thì âm thanh của từ bạn bật ra phải đúng. Khi đó, bạn mới thổi hồn vào được những từ vựng mà bạn học. Cả 2 điều trên đều xuất phát từ việc có phát âm đúng. Đó là lí do thuyết phục vì sao Phát âm là nền tảng cơ bản và quan trọng nhất của tiếng Anh nói chung, và tiếng Anh giao tiếp nói riêng.

* Cần học những gì trong giai đoạn luyện phát âm?

Trong giai đoạn này, phải luyện cách phát âm đúng từng âm đơn lẻ. Cách đánh vần để kết hợp những âm này lại với nhau. Cùng dấu nhấn, âm cuối để có thể TỰ CHỦ phát âm hoàn chỉnh một từ vựng. Bên cạnh đó, bạn luyện thêm về cảm âm, nối âm, giảm âm, nuốt âm, biến âm, ngữ điệu để có thể nghe hiểu được giao tiếp thực tế và nói được cả câu, đoạn văn một cách trôi chảy và tự nhiên.

2. Cấu trúc câu

* Tại sao cần học cấu trúc câu?

Sau khi đã có nền tảng phát âm. Chúng ta tự hỏi làm cách nào để nối kết các từ vựng lại, tạo thành câu hoàn chỉnh nhằm diễn đạt được điều bạn muốn nói?

–  Cấu trúc câu như hồ vữa giúp ta gắn kết các viên gạch từ vựng lại để xây nên ngôi nhà giao tiếp.

– Có một số bạn có chia sẻ với Iris nổi băn khoăn rằng. Việc học Cấu trúc hay Ngữ pháp (theo cách gọi của các bạn) thì có đi ngược lại với việc học ngôn ngữ một cách tự nhiên như một đứa trẻ không? Có cản trở việc giao tiếp tiếng Anh của bạn vì những quy tắc luật lệ ngữ pháp trong đầu không?

– Iris rất thấu hiểu điều này vì đó cũng từng là nổi trăn trở rất lớn đối với Iris. Sau những năm thực tế giảng dạy trên rất nhiều khóa học viên, Iris tự đặt những câu hỏi:

+ Chúng ta (học sinh, sinh viên, người đi làm ở Việt Nam) đang học tiếng Anh có thật sự được SỐNG trong một môi trường tiếng Anh như một đứa trẻ học ngôn ngữ mẹ đẻ không?

+ Cách hoạt động của não bộ để học một ngôn ngữ mới của người lớn khác với các bạn nhỏ như thế nào?

+ Nếu không biết cấu trúc, thì chúng ta làm sao với một đống từ vựng để có thể tự tạo nên các câu nói của mình? Cũng như nếu chỉ có những viên gạch thì làm sao gắn kết xây nên một ngôi nhà?

+ Nếu học Ngữ pháp thì có làm cản trở quá trình giao tiếp tự nhiên không?

+ Nếu thấy vẫn cần học Ngữ pháp thì có thể học cách nào để việc Giao tiếp được hiệu quả hay không?

– Từ đó, đội ngũ Iris đi học, tìm hiểu, dạy thực nghiệm, đúc kết và nhận ra rằng:

+ Tạo ra môi trường tiếng Anh cho chúng ta khi học là điều thật sự cần thiết. Tuy nhiên, mình cũng cần nhận ra một sự thật rằng: chúng ta không có được một môi trường lý tưởng hoàn toàn để tiếp xúc, bao quanh bởi tiếng Anh 100% như các bạn nhỏ học tiếng mẹ đẻ, thậm chí là rất ít so với thời gian tiếp xúc với tiếng Việt là đằng khác. Thời gian chúng ta dành được cho việc học tiếng Anh rất ít so với thời gian chúng ta học ở trường, đi làm, dành cho gia đình, bạn bè, vui chơi giải trí…

+ Những bạn ban đầu học phát âm và học giao tiếp thẩm thấu, nhưng không học cấu trúc, thì đến một lúc khi các bạn đã bắt đầu có thể nói được, các bạn quay lại chia sẻ với Iris rằng: Em cảm thấy không tự tin vì khi em nói em không biết rằng câu mình nói ra nó có đúng hay không, như kiểu em chỉ lắp ghép từ vựng vào một cách cảm tính theo ý em muốn nói thôi. Iris nhận ra rõ nhu cầu của các bạn ấy về việc nắm được các cấu trúc câu để có thể tự tin phát triển và nâng cấp trình tiếng Anh lên.

+ Việc học Ngữ pháp đầy gian nan suốt cả chục năm trên ghế nhà trường nhưng rồi không nói được đã khiến cho chúng ta cảm thấy chán nản và vô tình đổ lỗi cho Ngữ pháp, có phải thế không? Nếu Ngữ pháp không cần thiết thì nó xuất hiện trong các Ngôn ngữ để làm gì? Câu hỏi đúng hơn là: Học Cấu trúc câu như thế nào để hổ trợ hiệu quả cho việc Giao tiếp?

3. Giao tiếp cơ bản

* Học như thế nào?

Đến đây, bạn đã có phát âm, cấu trúc nền tảng để tự tạo các câu nói cơ bản và một lượng từ vựng nhất định.

Việc cần làm lúc này là vận dụng hết tất cả các thành tố mà bạn đã vun bồi ở trên vào việc thực hành Nghe và Nói, đồng thời trau dồi vốn từ vựng dựa trên các chủ đề hoặc các tình huống thường gặp hằng ngày.

– Đối với Nghe, bạn có thể luyện bằng cách làm các bài tập giáo trình chuyên luyện nghe, và luyện theo phương pháp Nghe chép chính tả.

PHƯƠNG PHÁP NGHE CHÉP CHÍNH TẢ

* Nghe chép chính tả đem lại Hiệu quả gì?

– Giúp bạn nghe rõ từng từ một cách nhanh nhất

– Nghe ra được các chi tiết nhỏ nhưng có võ như: âm cuối, mạo từ…

– Nhận diện và quen tai với nối âm, nhấn âm, ngữ điệu

– Trau dồi được vốn từ vựng và cấu trúc thực tế hay.

4. Giao tiếp trung cấp + Giao tiếp nâng cao

* Nhận diện:

Sau khi đã có một nền tiếng Anh cơ bản. Bạn đã bắt đầu có thể nghe hiểu những bài nghe ở tốc độ vừa với những từ vựng căn bản. Bạn có thể biết cách tự check từ điển để biết cách phát âm đúng các từ vựng mới cũng như chuẩn lại âm cho những từ vựng cũ mà mình đã biết nhưng phát âm chưa đúng. Bạn đã có thể nói được về các chủ đề quen thuộc về cuộc sống hằng ngày, có thể tự đặt câu hỏi và phản xạ trả lời với những câu hỏi đó. Lúc này, chúng ta chuyển qua Giao tiếp Trung cấp và Nâng cao.

Đến đây, bạn sẽ có mong muốn phát triển tiếng Anh mình cao hơn với vốn từ vựng rộng hơn, đa dạng cấu trúc diễn đạt hơn và khả năng phản xạ nhanh nhạy cũng như nói lưu loát hơn. Đó chính là giai đoạn Giao tiếp Trung cấp và Nâng cao này.

* Cách học:

Ở giai đoạn này, bạn tiếp tục trau dồi nguồn Input (đầu vào). Thông qua Nghe và Đọc, để mở rộng vốn từ vựng, đa dạng cấu trúc diễn đạt hơn. Tập trung đẩy mạnh việc Output (đầu ra), thông qua Viết và Nói. Khi nhắc đến Giao tiếp, đa phần chúng ta chỉ nghỉ đến Nói. Tuy nhiên, nếu có thể vừa viết được vừa nói được có phải tuyệt vời hơn không? Iris thì thường đạt mục tiêu và hướng cho học viên của mình để các bạn ấy vừa có thể viết và nói được sau khóa học. Vì viết cũng là một hình thức giao tiếp bằng chữ. Hơn nữa, khi chúng ta viết, đó cũng là một hình thức diễn tập của não bộ để hổ trợ việc nói được dễ dàng, trôi chảy và tự tin hơn rất nhiều.

>>XEM THÊM: