[PDF] Trọn Bộ 25+ Đề Luyện IELTS Cho Người Mới Bắt Đầu Kèm Hướng Dẫn Chi Tiết

25-de-luyen-ielts-cho-nguoi-moi-bat-dau-kem-huong-dan-chi-tiet

25-de-luyen-ielts-cho-nguoi-moi-bat-dau-kem-huong-dan-chi-tiet

Bạn đang bắt đầu hành trình chinh phục kỳ thi IELTS nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Tài liệu “25+ Đề luyện IELTS cho người mới bắt đầu kèm hướng dẫn chi tiết” chính là người bạn đồng hành lý tưởng dành cho bạn. Với hơn 25 đề luyện tập được thiết kế đặc biệt dành riêng cho người mới. Tài liệu này không chỉ giúp bạn làm quen với cấu trúc bài thi mà còn cung cấp hướng dẫn chi tiết, mẹo làm từng dạng bài trong bài thi IELTS và cả chiến lược ôn tập hiệu quả. Hãy cùng IRIS English khám phá và nâng cao kỹ năng tiếng Anh của bạn để tự tin bước vào kỳ thi IELTS.

Cấu trúc đề thi IELTS 2024

Trước khi đi tìm hiểu cấu trúc bài thi IELTS 2024 chuẩn với 4 phần test thì bạn cần biết về 2 loại hình thức thi của IELTS. Vì với mỗi hình thức sẽ có cấu trúc đề thi khác nhau. Phần này sẽ khá dài, bạn chịu khó đọc để hiểu rõ trước khi bắt đầu đọc tiếp các phần khác nhé.
Hai hình thức thi IELTS
Bài thi IELTS có 2 hình thức là : IELTS Academic (Học thuật) IELTS General Training (Tổng quát).
Trong đó:
  • Bài thi Academic thường dành cho các bạn có nhu cầu thi lấy bằng IELTS để đăng ký học tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu…ở các nước sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trên thế giới. Nhưng trong thực tế bằng Academic cũng có thể dùng được trong một số trường hợp làm việc, định cư khác.
  • Bài thi General thường dành cho những ai muốn thi để xin việc, định cư, làm việc, sinh sống tại môi trường quốc tế.
Vì sự khác biệt giữa hai bài thi này mà cấu trúc đề thi IELTS của hai hình thức cũng khác nhau. Cụ thể dạng cấu trúc bài thi IELTS Academic và General Training sẽ có phần thi Nghe và Nói tương tự nhau. Còn ở phần Đọc và Viết sẽ khác nhau một số phần.
Các bạn có thể xem bảng thời gian và cấu trúc bài thi IELTS dưới đây đồng thời tiếp tục đọc phần phân tích chi tiết bên dưới để hiểu rõ hơn:

cau-truc-de-thi-ielts

Thời gian và cấu trúc bài thi IELTS Academic

Cấu trúc đề thi Listening

  • Thời gian thi: 40 phút
  • Cấu trúc bài thi listening bạn sẽ được nghe 4 đoạn hội thoại ghi âm gồm có: độc thoại, đàm thoại bởi một số người bản xứ. Trong đó có thể 2 hoặc nhiều người có giọng phát âm khác nhau của nhiều quốc gia khác nhau. Các đoạn hội thoại sẽ có độ khó tăng dần.
  • Phần 1: Chủ đề đoạn hội thoại xoay quanh tình huống về cuộc sống, đó là cuộc đàm thoại giữa hai người. Ví dụ có thể là cuộc nói chuyện người bán hàng và mua hàng tại một siêu thị nhỏ.
  • Phần 2: Một đoạn độc thoại trọng ngữ thường ngày. Đó có thể là các tình huống hướng dẫn và giới thiệu về chủ đề quen thuộc như du lịch, trường học…
  • Phần 3. Đây sẽ là buổi đàm thoại giữa 3 người hoặc 4 người. Chủ đề xoay quanh giáo dục, ví dụ có thể thảo luận về bài tập trên lớp.
  • Phần 4. Thí sinh sẽ được nghe đoạn độc thoại từ một người bản xứ có thể đang giảng bài hay thuyết trình về vấn đề nào đó. Đoạn hội thoại này mang tính học thuật cao. Bạn sẽ có thời gian nghe là 30 phút và chỉ được nghe 1 lần duy nhất. Tuy nhiên trước đó bạn có khoảng thời gian ngắn để đọc câu hỏi, suy đoán câu trả lời. Kết thúc 4 bài nghe các bạn sẽ có 10 phút để điền lại đáp án vào tờ answer sheet.
Lưu ý một số cập nhật một số thay đổi mà IELTS Official vừa công bố về cấu trúc đề thi IELTS Listening:
Cụ thể, các thay đổi này sẽ có giá trị hiệu lực từ ngày 4 tháng 1 năm 2020. Cụ thể thay đổi này bao gồm:
  • Các bài trong bài Listening sẽ không được gọi là Section nữa mà sẽ được gọi là Part. Số lượng bài nghe vẫn là 4 như bình thường.
  • Trong phần mở đầu bài thi ở Section 1 (giờ là Part 1), thí sinh sẽ không được nghe ví dụ thực hiện bài làm như trước nữa.
  • Trong mỗi bài, hướng dẫn cho thí sinh sẽ không đề cập cụ thể số trang trên đề nữa (Ví dụ như mở trang 2 trong đề và nhìn vào hình vẽ ABC nào đó chẳng hạn)
Ngoài ra thì nội dung bài thi Listening vẫn sẽ giữ nguyên. Tuy đây chỉ là một số thay đổi nhỏ về hình thức trình bày bài thi, các bạn cũng cần phải ghi nhớ chúng để quen dần với cách thức đề bài mới nhất nhé.

Cấu trúc đề thi Reading

  • Thời gian thi: 60 phút
  • Trong 60 phút thí sinh phải hoàn thành 40 câu hỏi.
  • Cấu trúc đề thi Reading Academic và General Training sẽ có một vài phần khác biệt như sau:
Academic Reading
General Reading
Bài thi có 3 đoạn văn, độ dài tầm 1500 từ, độ khó tăng dần. Các đề đa phần được trích dẫn từ sách, báo, tạp chí… các đoạn văn được chọn dành cho đọc giả mang tính chất chuyên môn cao.
Các bài đọc được lấy nguồn từ sách, tạp chí, thông báo, quảng cáo … với độ dài các bài khác nhau, thường từ 700 – 1500 từ.
Tất cả tài liệu mà các bạn sẽ dễ bắt gặp trong môi trường sử dụng tiếng Anh hằng ngày, mục đích là kiểm tra trình độ hiểu và các xử lý thông tin của ứng viên thi IELTS.

Cấu trúc đề thi Writing

  • Thời gian thi: 60 phút
  • Cấu trúc bài thi IELTS Writing gồm 2 bài Task 1 và Task 2. Số chữ quy định Task 1 là 150 từ và task 2 là 250 từ.
  • Đối với bài thi IELTS học thuật ( Academic) :
Task 1: Thí sinh được yêu cầu viết bài báo cáo khoảng 150 từ để mô tả, giải thích dữ liệu của một biểu đồ, bảng biểu hay quy trình…
de-thi-wirting-ielts-task1
Một đề thi Task 1 trong sách Cambridge Practice IELTS
Task 2: Bạn cần viết bài luận 250 từ, đưa ra những ý kiến chiến tranh luận về 1 ý kiến và hoặc vấn đề xã hội.
de-thi-wirting-ielts-task2
Một đề thi Task 2 trong bài thi Writing IELTS 
  • Đối với dạng bài thi IELTS không học thuật ( Genaral Training)
Task 1: Thí sinh được yêu cầu viết bức thư chính thức hoặc không chính thức khoảng 150 từ với mục đích hỏi thăm thông tin hoặc giải thích tình huống trong cuộc sống.
Đây là một đề ví dụ:

de-thi-wirting-ielts-genaral training-task1

Task 2: Bạn được yêu cầu viết bài luận 250 từ phản hồi lại quan điểm, vấn đề nào đó. Bạn cần đưa ra những chính kiến của bản thân.
Đây là đề thi General Task 2:
de thi wirting ielts genaral training task2
Như vậy, đề thi Writing của hai hình thức chủ yếu chỉ khác nhau ở phần Task 1 và Task 2 thì tương tự nhau với các đề thảo luận, nêu ý kiến…theo topic được đưa ra.
  1. Cấu trúc đề thi IELTS Speaking
  • Thời gian thi: 11-15 phút
  • Đối với cả IELTS Academic và IELTS Genaral Training thì cấu trúc bài thi Speaking giống nhau. Phần thi nói của bạn có thể được diễn ra trước, sau hoặc cùng ngày thi với 3 kỹ năng trên. Bạn sẽ trò chuyện trực tiếp với giám khảo, thời gian thi bạn chỉ khoảng 11 – 14 phút và gồm có 3 phần thi. Các phần thi của bạn đều được ghi âm lại để đánh giá kết quả.
– Part 1: Đây được coi là phần khởi động cho bài thi Speaking. Các câu hỏi tương đối dễ xoay quanh các chủ đề về cuộc sống của bạn, gia đình, bạn bè, công việc, học tập….
– Part 2: Thí sinh được trao một mẩu giấy và cây bút và yêu cầu nói về một chủ đề cụ thể trong vòng tối đa 2 phút. Trước khi nói các bạn sẽ có 1 phút để chuẩn bị trước. Sau đó giám khảo sẽ hỏi thêm 1 số câu hỏi về chủ đề này và kết thúc chuyển sang Part 3.
– Part 3: Bạn sẽ được hỏi thêm một số câu hỏi có thể liên quan đến chủ đề phần 2 hoặc không? Bạn cần phải thảo luận nhiều hơn với giám khảo để có thể gây ấn tượng tốt. Lưu ý ở phần này không nên nói lặp lại các câu trả lời trước đã trình bày, hoặc lấy lại nguyên câu trong câu hỏi đưa ra.
Tổng kết so sánh hai hình thức thi IELTS theo bảng dưới đây:

su-khac-nhau-giua-ielts-academic-ielts-general-training

Các tiêu chí chấm điểm trong IELTS và cách tính điểm IELTS

Tiêu chí chấm điểm và cách tính điểm của Listening và Reading trong IELTS

Bài thi Listening và Reading bao gồm 40 câu hỏi. Số câu hỏi thí sinh trả lời đúng sẽ được quy đổi sang band điểm IELTS theo bảng dưới đây.

Tiêu chí chấm điểm và cách tính điểm của Writing trong IELTS

  1. Task Achievement
Tiêu chí này sẽ được đánh giá dựa trên việc bạn có đáp ứng được yêu cầu đề bài hay không. Cụ thể bài viết cần trả lời được tất cả các phần của câu hỏi, điều này được thể hiện ở 3 phần Mở – Thân –
Kết. Có dẫn chứng – chứng minh cho những luận điểm đưa ra.
  1. Grammar Range & Accuracy
Nhiều thí sinh thường chỉ cố gắng sử dụng càng nhiều cấu trúc ngữ pháp càng tốt (range) mà quên
mất độ chính xác (accuracy) cũng là yếu tố quan trọng.
Grammar Range: Sự đa dạng trong cấu trúc ngữ pháp. Đặc biệt những cấu trúc nâng cao như câu
phức, mệnh đề quan hệ,…
Grammar Accuracy: Bạn mắc bao nhiêu lỗi ngữ pháp? Độ nghiêm trọng của những lỗi đó?
Punctuation: Các dấu câu đã đặt đúng chỗ chưa? Sử dụng dấu có gây hiểu nhầm cho người đọc ko?
  1. Lexical Resource
Tiêu chí này đánh giá vốn từ vựng (range of vocabulary) và khả năng áp dụng từ vựng vào bài viết
của bạn. Thí sinh có vốn từ vựng đa dạng, sử dụng từ vựng một cách tự nhiên, đúng dạng từ, không
mắc lỗi chính tả sẽ được đánh giá cao.
  1. Coherence & Cohesion
Coherence là sự liên kết về mặt ý nghĩa. Nói cách khác, nó thể hiện đoạn văn bạn viết “dễ hiểu” đến
đâu. Coherence được đánh giá qua việc bạn xây dựng các câu lập luận, ví dụ để làm rõ quan điểm
như thế nào.
Cohesion là sự liên kết về mặt hình thức. Cohesion biểu hiện rõ ràng nhất qua các từ nối (linking
words) giữa các phần, câu, đoạn với nhau.

Tiêu chí chấm điểm và cách tính điểm Speaking trong IELTS

  1. Fluency and Coherence: Mức độ lưu loát và mạch lạc
Mức độ lưu loát được đánh giá qua 3 yếu tố:
  • Tốc độ nói: Tốc độ nói là yếu tố hàng đầu khi xét tiêu chí trên. Nói từ tốn vừa đủ để nghĩ
câu trả lời và dịch sang tiếng Anh. Đồng thời cũng giúp giám khảo dễ dàng nghe câu trả lời của các
em. Hơn thế nữa, nói mạch lạc và trôi chảy cũng rất quan trọng. Các em cần có khả năng nói liên
tục trong khoảng thời gian dài trả lời câu hỏi mà ít khi bị vấp, sử dụng uhm, uh..nhiều.
  • Độ dài câu trả lời : Ngoài tốc độ, giám khảo còn yêu cầu thí sinh có những câu trả lời với độ dài
tương đối, phù hợp với từng phần thi.
Ví dụ: Do you like your hometown? – Yes, of course.
Các bạn đã mất điểm nếu trả lời câu hỏi trên như vậy bởi đơn giản độ dài câu hỏi và nội dung trong
đó chưa đáp ứng được nhu cầu của người nghe. Trong part 1, câu trả lời không cần quá dài nhưng
cũng không phải trả lời cụt ngủn trong trọn vẹn 3 từ như vậy.
  • Độ mạch lạc: Độ mạch lạc là khả năng trả lời đúng trọng tâm câu hỏi và mở rộng và phát triển câu
trả lời bằng việc thêm các ví dụ minh họa hay giải thích để làm rõ ý. Đặc biệt là các ý được liên kết
bằng các từ hay cụm từ nối phù hợp, giúp người nghe dễ hiểu.
  1. Lexical Resource: Nguồn từ vựng
Tiêu chí này liên quan tới việc bạn sử dụng vốn từ vựng phong phú và chính xác khi trình bày các
chủ đề khác nhau. Ngoài ra, nếu bạn có khả năng giải thích được một khái niệm nào đó mà bạn không biết từ
hay cụm từ chính xác bằng tiếng Anh cũng được giám khảo đánh giá cao theo tiêu chí này. Lỗi mà
thí sinh thường phạm phải là dùng từ tiếng Anh không chuẩn và chính xác do ảnh hưởng của thói
quen dịch từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh.
  1. Grammartical Range and Accuracy: Sử dụng cấu trúc câu đa dạng và chính xác
Tiêu chí này đánh giá các cấu trúc câu mà bạn dùng khi trả lời câu hỏi của giám khảo. Cụ thể là các
bạn không nên dùng toàn câu đơn mà nên sử dụng càng nhiều câu nhiều mệnh đề hay câu phức
càng tốt. Đặc biệt, các bạn phải tránh phạm các lỗi về thì (tense) và các lỗi ngữ pháp (grammar) cơ
bản.
  1. Pronunciation: Cách phát âm
Bạn phát âm giọng Anh (British English), Mỹ (American English) hay Úc (Australian English) đều
được cả. Bài thi IELTS Speaking không đòi hỏi thí sinh phải phát âm như người bản ngữ nhưng cần phát âm
chuẩn, rõ ràng và dễ hiểu.
Tiêu chí này bao gồm :
  • Phát âm các nguyên âm (vowel) và phụ âm (consonant) của từ 1 cách chính xác
  • Nhấn đúng trọng ấm (stress)
  • Có ngữ điệu (intonation), có nghĩa là không nói giọng đều đều mà có ngữ điệu, nhịp điệu lên
xuống phù hợp
  • Không nói quá nhanh hoặc quá chậm và lưu ý phải ngắt giọng đúng chỗ.

Lộ trình học IELTS từ con số 0

lo-trinh-hoc-ielts-tu-con-so-0
Có được lộ trình học đúng đắn sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho người học
Khi học tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác, quá trình tiếp thu thường diễn ra theo một trình tự tự nhiên: trước tiên là Nghe, sau đó là Nói, tiếp theo là Đọc, và cuối cùng là Viết. Việc nắm vững từng bước trong quy trình này không chỉ giúp bạn hiểu sâu hơn về ngôn ngữ mà còn tạo nền tảng vững chắc cho khả năng giao tiếp và diễn đạt ý tưởng một cách tự tin và lưu loát.
Điều này cũng đồng nghĩa học IELTS không chỉ đơn thuần là việc ôn luyện từ vựng, ngữ pháp, luyện đề mà còn là một quá trình phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên. Dưới đây là lộ trình học IELTS dựa trên quy luật học tự nhiên mà bạn có thể áp dụng:

Xây nền móng vững chắc – Lấy lại kiến thức tiếng Anh cơ bản

IELTS được biết đến là chứng chỉ có tính học thuật cao. Vì vậy trước khi bước vào luyện IELTS các bạn cần có kiến thức tiếng Anh cơ bản. Với các bạn chưa có kiến thức nền tảng thì giai đoạn đầu bạn nên làm là tập trung lấy lại kiến thức tiếng Anh nền tảng trước. Bạn có thể tìm đọc lại bài viết chia sẻ “Hướng dẫn lấy lại tiếng Anh cơ bản cho người mất gốc” tại đây.

Xây nhà – Vững nền tảng kiến thức học thuật

Sau khi bước qua giai đoạn cấy tiếng Anh cho người mất gốc và có được những kiến thức tiếng Anh cơ bản nền tảng thì bạn sẽ chuyển tiếp đến giai đoạn bắt đầu làm quen và học các kiến thức học thuật của kỳ thì IELTS.

Giai đoạn 1: Luyện kỹ năng Listenting trong IELTS

Phần thi Listening trong IELTS là một trong những kỹ năng khiến nhiều người học cảm thấy khó khăn. Tuy nhiên, với phương pháp luyện tập đúng đắn và một lộ trình học phù hợp với cá nhân bạn, bạn hoàn toàn có thể cải thiện khả năng nghe hiểu của mình. Dưới đây là các bước cơ bản để bạn bắt đầu hành trình chinh phục kỹ năng Listening.
  1. Hiểu rõ cấu trúc bài thi IELTS Listening
Hiểu rõ từng phần giúp bạn tập trung vào luyện tập, ôn luyện để nhanh chóng cải thiện kỹ năng này.
Bài thi Listening kéo dài khoảng 30 phút với 4 phần chính:
  • Phần 1: Đoạn hội thoại giữa hai người, thường là tình huống đời thường (đặt lịch hẹn, đặt vé,…).
  • Phần 2: Độc thoại, thường là bài nói hoặc thông báo về một chủ đề cụ thể.
  • Phần 3: Hội thoại giữa 2-4 người, chủ đề học thuật hoặc thảo luận.
  • Phần 4: Độc thoại về một bài giảng học thuật.
  1. Xây dựng kỹ năng nghe hiểu cơ bản
Trước khi lao vào luyện tập đề thi, bạn cần xây dựng nền tảng nghe tốt:
  • Luyện nghe từ nội dung đơn giản: Bắt đầu với các đoạn hội thoại đời thường hoặc video có phụ đề.
  • Nghe hàng ngày: Dành ít nhất 15-30 phút mỗi ngày để tiếp xúc với tiếng Anh qua podcast, phim ảnh, hoặc bản tin.
  • Tập trung vào phát âm và ngữ điệu: Nắm vững cách phát âm sẽ giúp bạn nhận ra từ vựng dễ dàng hơn khi nghe.
  1. Tăng cường kỹ năng qua phim ảnh và nhạc
Đừng chỉ luyện nghe qua tài liệu thi, hãy kết hợp giải trí để việc học Listening thêm thú vị hơn. Bạn có thể chọn bất cứ loại hình giải trí, chương trình nào bạn thấy thích thú để có động lực:
  • Phim và chương trình TV: Xem các bộ phim hoặc chương trình yêu thích với phụ đề tiếng Anh.
  • Bài hát: Nghe nhạc tiếng Anh, tập trung vào lời bài hát và cố gắng hiểu ý nghĩa.
  1. Thực hành theo chủ đề IELTS
Khi đã quen với việc nghe cơ bản, bạn nên chuyển sang các tài liệu luyện tập bám sát cấu trúc IELTS:
  • Bắt đầu với từng phần riêng lẻ: Tập trung luyện Part 1 hoặc Part 2 trước vì đây là các phần dễ hơn, sau đó chuyển dần sang Part 3 và Part 4.
  • Ghi chú khi nghe: Luyện tập kỹ năng ghi chú nhanh để tóm tắt ý chính và trả lời câu hỏi hiệu quả hơn.
  • Làm quen với nhiều giọng đọc: Bài thi Listening có thể sử dụng giọng Anh-Anh, Anh-Mỹ, hoặc thậm chí là Anh-Úc.
  1. Đánh giá và cải thiện
  • Tự chấm điểm: Làm bài thi thử thường xuyên và theo dõi điểm số của mình qua từng giai đoạn.
  • Ghi lại lỗi sai: Phân tích lý do bạn chọn sai đáp án (nghe không rõ, hiểu nhầm từ vựng, hay không kịp tốc độ).
  • Cải thiện điểm yếu: Nếu yếu Part 3 hoặc Part 4, hãy dành thêm thời gian làm bài tập dạng này.

Giai đoạn 2: Luyện kỹ năng Speaking trong IELTS

  1. Hiểu rõ cấu trúc bài thi Speaking
Hiểu rõ yêu cầu từng phần trong bài thi Speaking IELTS giúp bạn chuẩn bị câu trả lời phù hợp và tránh lạc đề. Cũng như lên kế hoạch học tập phù hợp.
Bài thi Speaking của IELTS gồm 3 phần chính:
  • Phần 1: Trả lời các câu hỏi quen thuộc về bản thân (học tập, sở thích, gia đình,…).
  • Phần 2: Nói về một chủ đề cụ thể trong 1-2 phút.
  • Phần 3: Thảo luận sâu hơn về chủ đề ở phần 2.
  1. Tập nói tiếng Anh mỗi ngày
Hãy biến việc nói tiếng Anh trở thành một thói quen hàng ngày. Bạn nên bắt đầu với những câu nói ngắn, đơn giản. Và thực hành nói với người thân hoặc bạn bè. Cách này giúp bạn giảm bớt sự e ngại khi giao tiếp. Bạn cũng nên tự nói trước gương. Việc này nhằm giúp quan sát khẩu hình và biểu cảm giúp bạn nói tự nhiên hơn. Ở giai đoạn này bạn hãy nhớ càng nói nhiều bạn càng quen miệng và tự tin hơn. Nếu bạn gặp khó khăn khi tự học speaking hoặc cần môi trường luyện tập thì có thể tham gia vào các câu lạc bộ tiếng Anh.
  1. Ghi âm và phân tích
Ghi âm lại bài nói của mình để:
  • Nghe lại cách phát âm và tìm lỗi sai.
  • Kiểm tra tốc độ nói: Bạn có nói quá nhanh hay quá chậm không?
  • Xem bạn có sử dụng đúng từ vựng và ngữ pháp không.
  • Hãy thử lặp lại cùng một câu trả lời và chỉnh sửa cách diễn đạt sau mỗi lần nghe.
  1. Sử dụng tài liệu học IELTS đúng cách
Trong thời đại Internet phát triển như vũ bão hiện nay thì không khó để tìm kiếm tài liệu tự học. Các nguồn tài nguyên học tập được chia sẻ rộng rãi mọi nơi. Tuy nhiên, trong thực tế với những người mới bắt đầu “dấn thân” vào con đường chinh phục IELTS thì thường rơi vào tình trạng tải về cả kho tài liệu rồi “xếp xó” mãi trong máy tính chứ không biết cách học như thế nào cho hiệu quả.
  1. Học cùng người hướng dẫn
Với người mới bắt đầu học IELTS từ con số 0 thì việc học một mình rất khó. Việc tự học ở giai đoạn chưa có kiến thức cơ bản nền tảng khiến bạn không biết mình sai ở đâu. Vì vậy bạn nên cân nhắc tham gia một lớp học Speaking giai đoạn đầu. Sau đó khi bạn đã có kiến thức nền rồi thì có thể tự học ở các giai đoạn sau cũng được. Khi tham gia các lớp học các giáo viên – người có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ giúp bạn nhận diện và sửa lỗi. Đồng thời bạn cũng có môi trường luyện tập cùng người khác giúp bạn quen với áp lực giống kỳ thi thật. Bạn có thể tham khảo khoá học IELTS dành riêng cho người mới bắt đầu từ con số 0 của IRIS English.

Giai đoạn 3: Luyện kỹ năng Reading trong ILETS

Phần thi Reading của IELTS thường được xem là thử thách lớn với nhiều người học, đặc biệt là người mới bắt đầu. Tuy nhiên, với chiến lược phù hợp và thực hành đúng cách, bạn hoàn toàn có thể cải thiện kỹ năng này một cách hiệu quả. Hãy cùng IRIS English khám phá các bước luyện kỹ năng Reading trong IELTS.
  1. Hiểu rõ cấu trúc bài thi Reading
Tương tự như bất cứ các phần nào khác trong IELTS, hãy tìm hiểu kỹ cấu trúc của mỗi dạng bài để lên kế hoạch luyện tập phù hợp. Phần Reading trong IELTS kéo dài 60 phút, gồm 40 câu hỏi và 3 đoạn văn. Các đoạn văn được lấy từ sách, báo, tạp chí hoặc các tài liệu học thuật. Trong phần Reading sẽ có các dạng câu hỏi như sau:
  • True/False/Not Given: Xác định thông tin trong bài.
  • Matching Information: Nối thông tin với đoạn văn.
  • Multiple Choice: Chọn đáp án đúng.
  • Gap Filling: Điền từ vào chỗ trống.
  • Summary Completion: Hoàn thành tóm tắt.
  • Short Answer Questions: Trả lời ngắn.
  1. Cải thiện kỹ năng đọc hiểu cơ bản
  • Để làm tốt phần này dĩ nhiên bạn sẽ nên trao dồi thêm vốn từ vựng
  • Luyện đọc hàng ngày để cải thiện kỹ năng đọc. Bạn có thể đọc các bài báo tiếng Anh từ các nguồn như BBC, The Guardian, hoặc National Geographic. Bắt đầu với các bài viết ngắn, những chủ đề bạn yêu thích trước và dần dần tăng độ khó để tránh bị ngợp.
  • Luyện tập đọc skimming (Đọc lướt để nắm ý chính của đoạn văn) và Scanning (Tìm kiếm thông tin cụ thể để trả lời câu hỏi)
  • Hãy đặt đồng hồ bấm giờ khi luyện tập để cải thiện tốc độ đọc.
  1. Luyện đề Reading IELTS
  • Luyện từng dạng câu hỏi. Bắt đầu với từng loại câu hỏi cụ thể như True/False/Not Given hoặc Multiple Choice.
  • Làm Đề Hoàn Chỉnh: Sau khi quen với từng loại câu hỏi, hãy thực hành làm bài đọc hoàn chỉnh trong 60 phút. Sử dụng các tài liệu như Cambridge IELTS, IELTS Practice Tests Plus để luyện tập.
Phân tích lỗi sai
  • Sau mỗi lần làm bài, kiểm tra lại đáp án và phân tích lý do bạn trả lời sai.
  • Học cách tránh các bẫy thường gặp trong bài thi.
Sử dụng tài liệu để luyện tập
Dưới đây là một số nguồn tài liệu hữu ích:
  • Cambridge IELTS Books: Cung cấp các bài thi mẫu bám sát thực tế.
  • IELTS Reading Practice Online: Trang web như IELTS Liz, IELTS Buddy có nhiều bài luyện tập miễn phí.
  • Apps luyện IELTS: Ứng dụng như Magoosh, IELTS Prep giúp bạn luyện Reading mọi lúc mọi nơi.

Giai đoạn 4: Luyện kỹ năng Writing trong IELTS

Nếu bạn bắt đầu từ con số 0, việc học kỹ năng Writing trong IELTS có thể cảm thấy như một thử thách rất lớn. Tuy nhiên, với một lộ trình rõ ràng và phương pháp phù hợp, đặc biệt nếu có thêm người có chuyên môn đồng hành cùng thì bạn hoàn toàn có thể tiến bộ nhanh chóng. Dưới đây là lộ trình từng bước giúp bạn từ cơ bản đến tự tin viết bài chuẩn IELTS.
  1. Xây dựng nền tảng
  • Hiểu rõ cấu trúc bài thi Writing.
  • Củng cố từ vựng (Ghi chú từ đồng nghĩa và cách sử dụng từ) và ngữ pháp cơ bản (tập trung vào thì cơ bản: hiện tại, quá khứ, tương lai và luyện viết câu đơn và câu ghép đơn giản)
  1. Làm quen với Task 1
  • Nắm được cách viết bài Task 1 cơ bản.
  • Biết cách phân tích biểu đồ và viết thư.
  • Mỗi ngày viết 1 bài Task 1 với thời gian giới hạn 20 phút.
  • Nhờ giáo viên hoặc bạn bè chấm và nhận phản hồi.
  1. Làm quen với Task 2
  • Hiểu cấu trúc và cách viết bài luận.
  • Luyện lập luận và phát triển ý tưởng.
  • Viết 1 bài Task 2 mỗi ngày trong 40 phút.
  • Nhờ chấm bài và ghi lại lỗi sai để cải thiện.
  1. Thực chiến và tối ưu kỹ năng
  • Hoàn thiện kỹ năng viết cả 2 Task.
  • Tăng tốc độ viết và cải thiện chất lượng bài viết.
  • Thực hành bài thi Writing đầy đủ 2 Task trong 60 phút.
  • Chấm điểm theo tiêu chí của IELTS (Task Achievement, Coherence, Lexical Resource, Grammar).
  • Xem lại lỗi sai phổ biến (ngữ pháp, từ vựng, thiếu ý).
  • Luyện tập khắc phục từng lỗi một cách chi tiết.
  • Đọc bài mẫu Band 7.0+ để học cách diễn đạt và lập luận logic.
  • Áp dụng từ vựng và cấu trúc mới vào bài viết của mình.

Hoàn thiện ngôi nhà – Ôn luyện nâng band điểm theo nhu cầu

Mỗi band điểm yêu cầu một lượng thời gian và nỗ lực khác nhau. Vì vậy bạn nên xác định band điểm bản thân mong muốn từ đó có kế hoạch điều chỉnh lộ trình học tập của mình để đạt được mục tiêu đề ra.
Dưới đây là những yêu cầu chi tiết để đạt được những band điểm tương ứng. Bạn có thể tham khảo để rèn luyện đúng cách với band điểm mục tiêu bạn đề ra.
Luyện nâng band điểm Listening & Reading
Listening (Academic & General Training)
Reading (Academic)
Reading (General Training)
Correct answers (Số câu trả lời đúng)
Band score (Điểm số tương ứng)
Correct answers (Số câu trả lời đúng)
Band score (Điểm số tương ứng)
Correct answers (Số câu trả lời đúng)
Band score (Điểm số tương ứng)
3-4
2.5
3-4
2.5
5-7
2.5
5-6
3.0
5-6
3.0
8-11
3.0
7-9
3.5
7-9
3.5
12-14
3.5
10-12
4.0
10-12
4.0
15-18
4.0
13-15
4.5
13-15
4.5
19-22
4.5
16-19
5.0
16-19
5.0
23-26
5.0
20-22
5.5
20-22
5.5
27-29
5.5
23-26
6.0
23-26
6.0
30-31
6.0
27-29
6.5
27-29
6.5
32-33
6.5
30-32
7.0
30-32
7.0
34-35
7.0
33-34
7.5
33-34
7.5
36-37
7.5
35-36
8.0
35-36
8.0
38
8.0
37-38
8.5
37-38
8.5
39
8.5
39-40
9.0
39-40
9.0
40
9.0
Luyện nâng band điểm Speaking
Band
Fluency & Coherence
Lexical Resource
Grammatical Range & Accuracy
Pronunciation
9
Nói lưu loát, hiếm có sự lặp lại. Ngắt nghỉ hợp lý. Có sự mạch lạc và kết nối các câu một cách chính xác, hiệu quả. Phát triển và mở rộng ý một cách chính xác và không lạc đề.
Vốn từ vựng đa dạng phù hợp với tất cả các chủ đề. Sử dụng nhiều thành ngữ tự nhiên và chính xác.
Sử dụng nhiều cấu trúc câu ngữ pháp một cách tự nhiên và chính xác.
Phát âm chuẩn và chính xác. Nói một cách dễ nghe.
8
Nói lưu loát, ít lặp từ. Ngắt nghỉ hợp lý, thỉnh thoảng mới ngắt để tìm từ để nói. Phát triển và mở rộng ý một cách chính xác và không lạc đề.
Vốn từ vựng được sử dụng đa dạng phù hợp với đa số các chủ đề. Có sử dụng thành ngữ tự nhiên và chính xác, ít gặp lỗi. Kỹ năng paraphrase tốt.
Sử dụng nhiều cấu trúc ngữ pháp một cách hợp lý. Các cấu trúc câu được sử dụng chính xác, gặp ít lỗi sai nhưng không mang tính hệ thống.
Khả năng phát âm tiếng Anh thành thạo. Vẫn còn accent của tiếng mẹ đẻ nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến người nghe.
7
Có khả năng nói lưu loát mà không bị ngắt quãng và các lỗi mắc phải không đáng kể. Bị ngập ngừng hoặc ngắt quãng để tìm từ hoặc sử dụng trạng từ nối câu.
Vốn từ đa dạng. Có thể thấy sự cố gắng trong việc sử dụng thành ngữ tự nhiên trong câu nói. Có sự dùng collocation nhưng còn gặp sai sót. Paraphrase một cách hiệu quả.
Sử dụng nhiều cấu trúc ngữ pháp một cách hợp lý. Lặp lại một số lỗi ngữ pháp.
Cho thấy tất cả các ưu điểm của band điểm 6 và một vài ưu điểm của band điểm 8.
6
Có thể thấy sự cố gắng trong việc nói dài nhưng gặp nhiều lỗi trong việc tìm từ/để nối mạch lạc bị ảnh hưởng. Có sử dụng trạng từ nối ý/câu nhưng nhiều lúc chưa hợp lý.
Vốn từ vựng đa dạng phù hợp với tất cả các chủ đề. Sử dụng nhiều thành ngữ tự nhiên và chính xác.
Sử dụng cấu trúc câu đơn giản và phức tạp nhưng chưa đa dạng. Mắc lỗi sai ở cấu trúc phức tạp nhưng không làm mất tính logic.
Khả năng phát âm ổn với đầy đủ các yếu tố. Phát âm chuẩn dễ hiểu tuy nhiên có một vài yếu tố phát âm chưa tương đối hoàn hảo.
5
Tương đối mạch lạc nhưng gặp nhiều lỗi lặp ý, ngắt quãng. Lặp lại các từ nối câu nhiều. Có thể lưu loát trong các cấu trúc câu đơn giản nhưng các chủ đề phức tạp hơn thì bị áp ứng.
Vốn từ không đa dạng. Kỹ năng Paraphrase chưa được ổn định, thường gặp nhiều lỗi sai.
Sử dụng các cấu trúc câu đơn giản tương đối chính xác. Có cố gắng sử dụng các cấu trúc câu phức tạp nhưng mắc nhiều lỗi sai dẫn đến việc người nghe không hiểu được.
Thể hiện tất cả các ưu điểm của band điểm 4 và một số ưu điểm của band điểm 6.
4
Ấp úng, nói chậm và hay lặp lại những gì mình nói. Các cụm từ nối câu sử dụng lặp lại nhiều và chủ yếu là các cụm từ đơn giản.
Sử dụng từ còn chưa chính xác. Có thể nói về những chủ đề quen thuộc được nhưng khi gặp phải các chủ đề lạ thì mắc nhiều lỗi sai trong cách dùng từ.
Chỉ sử dụng các cấu trúc câu đơn giản. Mắc nhiều lỗi hệ thống dẫn đến gây khó khăn để hiểu.
Cách phát âm còn nhiều hạn chế. Cách phát âm khó hiểu cho người nghe.
3
Ngắt quãng nhiều và lâu. Gặp khó khăn trong việc liên kết các câu với nhau. Gặp khó khăn trong việc hiểu và truyền đạt thông tin.
Từ vựng đơn giản chủ yếu là về thông tin cá nhân. Vốn từ vựng cho các chủ đề lạ rất ít và hạn chế.
Chỉ sử dụng cấu trúc ngữ pháp đơn giản nhưng gặp nhiều lỗi sai.
Thể hiện tất cả các ưu điểm của band điểm 2 và một số ưu điểm của band điểm 3.
2
Khả năng giao tiếp kém.
Chỉ biết sử dụng các từ đơn giản.
Không thể nói được một câu đúng cấu trúc.
Phát âm người nghe không hiểu được.
1
Không có khả năng giao tiếp.
0
Không đi thi
Luyện nâng band điểm Writing IELTS
Band
Task Achievement
Grammatical Range & Accuracy
Lexical Resource
Coherence & Cohesion
9
Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề bài. Nhận xét tổng quan rõ ràng, các thông tin quan trọng được thảo luận chi tiết.
Sử dụng các cấu trúc ngữ pháp một cách đa dạng và chính xác. Các lỗi sai rất hiếm và không đáng kể.
Từ vựng phong phú, phù hợp với ngữ cảnh. Các lỗi sai rất hiếm và không đáng kể.
Bố cục thông tin và đoạn văn hoàn chỉnh. Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự hợp lý, không có sai phạm nào.
8
Nhận xét tổng quan rõ ràng. Các chi tiết quan trọng được làm rõ và trình bày tốt. Đạt tốt tất cả các yêu cầu đề ra.
Sử dụng các cấu trúc ngữ pháp một cách đa dạng và thuần thục. Các lỗi sai rất hiếm và không đáng kể.
Vốn từ đa dạng và chính xác. Sử dụng từ ngữ đạt thành thạo. Rất ít lỗi sai chính tả và sai hình thái từ.
Bố cục thông tin logic. Chia đoạn tối ưu. Sử dụng phương tiện liên kết và đoạn hoàn chỉnh. Đại từ thay thế hoàn toàn chính xác.
7
Nhận xét tổng quan rõ ràng. Làm rõ các chi tiết quan trọng. Tất cả các thông tin chính xác. Một số chi tiết được phát triển tốt hơn.
Sử dụng nhiều cấu trúc phức tạp. Phần lớn các cấu trúc chính xác. Khả năng kiểm soát ngữ pháp tốt. Đôi lúc có lỗi sai về ngữ pháp hoặc ngắt nghĩ câu.
Vốn từ đa dạng và tương đối chính xác. Có lỗi sử dụng từ ngữ học thuật. Có phong cách và khả năng kết hợp sử dụng từ ngữ.
Bố cục thông tin logic. Chia đoạn tối ưu. Sử dụng phương tiện liên kết một cách đa dạng. Một số lỗi nhỏ về việc nối giữa các đoạn văn.
6
Có nhận xét tổng quan. Nhắc đến các chi tiết quan trọng một cách đầy đủ. Thông tin có chọn lọc. Một số thông tin có thể không chính xác.
Sử dụng các cấu trúc đơn giản và phức tạp. Đôi khi có lỗi ngữ pháp. Đôi chỗ lỗi ngắt nghĩ câu. Diễn đạt rõ ràng.
Vốn từ tương đối đa dạng. Có sai sót chưa chính xác một số từ ngữ học thuật. Một số lỗi chính tả và hình thái từ.
Bố cục thông tin rõ ràng. Chia đoạn văn hợp lý. Sử dụng phương tiện liên kết hiệu quả. Một số lỗi trong việc nối giữa các đoạn văn.
5
Nhận xét tổng quan không rõ ràng. Không đề cập đầy đủ các chi tiết quan trọng. Chi tiết quá mức. Không có đủ liên lạc dẫn chứng. Thông tin không chính xác.
Vốn cấu trúc câu hạn chế. Có sử dụng không thành công một số cấu trúc câu phức tạp. Nhiều lỗi ngữ pháp. Lỗi ngắt nghĩ câu. Gây khó khăn cho việc đọc hiểu.
Vốn từ hạn chế. Thường xuyên có lỗi chính tả hoặc hình thái từ. Gây khó khăn cho việc đọc hiểu.
Có bố cục thông tin. Chia đoạn văn hạn chế. Các từ/cụm từ nối có nhiều lỗi. Thường xuyên thiếu đại từ thay thế.
4
Có cố gắng để thực hiện các yêu cầu của đề bài nhưng các ý chính chưa được đề cập hết. Bị nhầm lẫn giữa các thông tin quan trọng cần có.
Sử dụng các điểm ngữ pháp cơ bản không đa dạng. Gặp nhiều lỗi sai về ngữ pháp.
Vốn từ vựng cơ bản và trung lập nhiều hoặc không phù hợp với đề bài. Mắc nhiều lỗi sai gây khó chịu cho người đọc.
Chỉ liệt kê các thông tin mà không biết cách sắp xếp sao cho mạch lạc. Sử dụng cách cấu trúc liên kết đoạn sai hoặc trùng lặp.
3
Không trả lời đúng theo yêu cầu của đề bài do hiểu sai đề. Các ý tưởng đưa ra là hạn chế và hầu hết là không liên quan.
Có cố gắng trong việc cấu trúc câu viết nhưng gặp quá nhiều lỗi sai ngữ pháp khiến câu văn không truyền tải được ý nghĩa như mong muốn.
Vốn từ vựng hạn chế. Gặp nhiều lỗi sai về spelling. Gặp nhiều lỗi sai khiến cho thông tin không còn đúng nữa.
Các ý tưởng chỉ được liệt kê mà không hề được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. Các câu trúc nối đoạn, nối câu sử dụng sai.
2
Câu trả lời không liên quan tới yêu cầu đề bài.
Không biết cách cấu trúc câu đúng.
Vốn từ vựng cực kỳ hạn chế.
Không có khả năng kết nối cái ý với nhau.
1
Câu trả lời sai hoàn toàn.
Không biết cách triển khai ý tưởng hay truyền đạt thông tin.
Biết sử dụng một vài từ đơn.
Không biết cách triển khai ý tưởng hay truyền đạt thông tin.
0
Không đi thi

Mẹo làm bài thi IELTS để đạt band điểm cao

Ngoài học kỹ các kiến thức chuyên môn thì khi đi thi bạn nhất định nên nắm được chiến thuật và các mẹo khác để giúp dễ dàng tăng band điểm hơn nhé. Dưới đây là những chia sẻ bổ ích về kinh nghiệm của các thí sinh từng luyện thi IELTS đạt điểm cao từ nhiều năm qua mà bạn có thể tham khảo.
“Khi bắt đầu luyện thi IELTS, mình đã rất lo lắng và không biết bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, sau một thời gian học theo lộ trình của IRIS và áp dụng thêm những chiến thuật mà các thầy cô cũng như những bạn học viên từng thi điểm cao đã chia sẻ, mình đã có thể nâng band điểm của mình lên một cách đáng kể. Một trong những điều quan trọng nhất mà mình học được là không chỉ cần nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn phải biết cách quản lý thời gian và áp dụng các mẹo làm bài hiệu quả. Những kinh nghiệm này thực sự đã giúp mình tự tin hơn trong kỳ thi và đạt được kết quả như mong đợi.” – một học viên của IRIS English chia sẻ

Bí quyết làm bài thi tiếng Anh IELTS phần nghe (IELTS Listening Test)

Listening đòi hỏi bạn phải có lòng kiên nhẫn, sự đầu tư về thời gian và công sức. Hãy luyện kỹ năng nghe của mình thông qua audio book, xem phim tài liệu, thời sự hàng ngày trên các trang web tiếng Anh uy tín. Đặc biệt bạn không chỉ luyện nghe kiểu “thụ động” đơn thuần mà nhớ phải ghi chép tất cả những gì bạn nghe được. Cũng như tập đọc theo phát thanh viên và thu âm lại để so sánh, sửa lỗi. Ngoài ra, bạn nên dành thời gian giải đề thi IELTS Listening để nắm rõ cấu trúc, nâng cao khả năng tập trung.
Về kỹ năng làm bài thi tiếng Anh IELTS phần Nghe (IELTS Listening Test), bạn nên ghi nhớ:
• Đọc kỹ các hướng dẫn, kiểm tra số từ được phép dùng để trả lời, ghi chú trên đề thi và gạch dưới những từ vựng chính trong câu hỏi giúp xác định phần cần nghe.
• Nên nghe toàn bộ đoạn văn, không nghe riêng lẻ. Độ khó của bài Listening sẽ tăng dần, nên bạn phải tập trung nghe nhiều hơn một câu trả lời cùng lúc.
• Không nên viết trực tiếp đáp án vào phiếu trả lời câu hỏi mà nên ghi chú vào đề thi vì bạn sẽ có 10 phút sao chép đáp án vào phiếu trả lời.
• Nếu câu nào bạn không trả lời được, hãy bỏ qua và tiếp tục câu hỏi tiếp theo. Cuối giờ nếu còn thời gian bạn có thể quay lại. Tuyệt đối không được bỏ trống câu hỏi, hãy điền từ mà bạn suy đoán.

Bí quyết làm bài thi tiếng Anh IELTS phần đọc (IELTS Reading Test)

Khi bắt đầu luyện thi IELTS Reading các bạn cần nắm rõ quy tắc:
• Bài thi IELTS Reading chỉ kéo dài 60 phút, nên khi luyện ở nhà, bạn chỉ nên làm bài trong vòng 35 – 40 phút. Như thế sẽ giúp bạn tăng khả năng phản xạ, kiểm soát tốt thời gian làm bài.
• Để tránh nhàm chán, nên chọn đọc những đề tài bạn quan tâm, hào hứng và nhớ ghi chú lại những thông tin cần thiết.
• Nên làm nhiều bài kiểm tra IELTS Reading mẫu, lưu ý hãy luyện từng dạng bài trước để việc ôn luyện dễ dàng hơn.
• Để làm tốt bài thi tiếng anh IELTS Reading, bạn cần luyện 2 kỹ năng đọc lướt (skimming) để tìm ý chính và đọc dò (scanning) để tìm thông tin quan trọng, giúp trả lời câu hỏi dễ dàng hơn.
• Đọc kỹ câu hỏi, phân tích, xác định chủ đề, nội dung mỗi đoạn, tìm và gạch chân các từ khóa quan trọng để có câu trả lời nhanh hơn.
• Phần IELTS Reading Test sẽ không có thêm thời gian để ghi phần trả lời. Vì thế, trong vòng 60 phút, bạn nên vừa đọc vừa điền trực tiếp câu trả lời vào phiếu để đảm bảo đủ thời gian.
• Khi cầm trên tay tờ đề thi IELTS Reading, bạn nên đọc lần lượt, kỹ lưỡng. Nếu bí ở câu nào thì nên đánh dấu lại và chuyển sang câu hỏi tiếp theo để tránh mất thời gian.

Bí quyết làm bài thi tiếng Anh IELTS phần Viết (IELTS Writing Test)

Để đạt kết quả cao trong kỳ kiểm tra tiếng Anh IELTS, đặc biệt là phần Viết, bạn cần ghi nhớ:
• Bạn nên bỏ thời gian học và tập viết thật nhiều mẫu câu, trau dồi từ vựng, ngữ pháp thông qua báo tiếng Anh như BBC, CNN, New York Times, …và đặc biệt là phải rèn chữ viết rõ ràng để tránh mất điểm.
• Tập viết theo một cấu trúc nhất định, bạn có thể học và bắt chước theo cách viết của một tác giả nào đó.
• Để có được điểm số cao trong phần IELTS Writing Test, bạn nên luyện viết một cách mạch lạc, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, đúng ngữ pháp, sử dụng câu từ dễ hiểu.
• Bạn có thể học cấu trúc câu từ những phần mở bài và kết luận của những bài thi tiếng Anh IELTS mẫu để tiết kiệm thời gian làm bài.
• Đọc câu hỏi thật kỹ, xác định dạng bài, nội dung, chủ đề, xây dựng cấu trúc bài logic, rõ ràng, liệt kê những từ vựng liên quan có thể sử dụng trong bài.
• Trong phần thi IELTS Writing không được sao chép câu từ trong đề thi vì sẽ bị trừ điểm. Hãy sử dụng ngôn ngữ của chính bạn để diễn đạt, chú ý chính tả, số lượng từ trong bài.
• Hạn chế sử dụng từ đơn giản như “decrease”, “increase”, “rise”, “fall”, nên tập trung học những cụm từ có tính học thuật cao.
• Trong bài luận bắt buộc phải có đủ 3 phần: mở, thân và kết. Nếu thiếu 1 trong 3, bài của bạn sẽ bị trừ điểm rất nặng.
Khi đã nắm được các bí quyết làm bài thi tiếng Anh IETLS phần Viết đã nêu trên, chắn chắn bạn sẽ đạt được điểm số cao.

Bí quyết làm bài thi tiếng Anh IELTS phần Nói (IELTS Speaking Test)

Bạn có thể rèn luyện kỹ năng nói trước khi bước vào kỳ thi tiếng Anh IELTS bằng cách xem phim, nghe nhạc, giao tiếp bằng tiếng Anh với người bản xứ mọi lúc, mọi nơi. Hãy bắt chước họ trong cách diễn đạt, ngữ điệu, cách phát âm. Bạn không nên học thuộc câu trả lời mà hãy học thuộc từ vựng, nắm rõ các dạng câu hỏi thường xuất hiện trong bài thi IELTS Speaking.
Trong phần thi IELTS Speaking Test, bạn nên:
• Bình tĩnh, tự tin, nói một cách tự nhiên, thoải mái, giúp tạo ấn tượng với ban giám khảo.
• Phần thi Speaking IELTS không có đáp án đúng/sai, vì giám khảo sẽ đánh giá khả năng thể hiện, ngữ điệu, phát âm, vốn từ vựng tiếng Anh của bạn.
• Hạn chế sử dụng từ vựng quá trang trọng, tiếng lóng, từ đã cũ.
• Tránh lặp lại từ vựng có trong câu hỏi, không trả lời dưới dạng Yes/No.
• Bạn cần mở rộng câu trả lời của mình bằng cách giải thích hoặc đưa thêm dẫn chứng.
• Nên lập dàn ý về những chủ đề được hỏi. Khi quên, bạn có thể liếc qua nhanh sơ đồ rồi nói tiếp.
• Không nên để khoảng trống trong bài thi nói của mình, đồng thời kéo dài câu trả lời, triển khai ý để không phải trả lời quá nhiều câu hỏi của ban giám khảo.
• Trong bài thi IELTS Speaking, bạn có thể nhờ giám khảo giải thích từ/cụm từ khó (I’m sorry, could you explain what X mean?) hoặc nhờ giám khảo lặp lại câu hỏi (I’m sorry I didn’t quite get that, could you repeat the question please?). Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng để tránh gây khó chịu cho hội đồng chấm thi.
Hi vọng, qua những bí quyết làm bài thi tiếng Anh IELTS đạt điểm cao từ Hệ thống Anh ngữ Iris, bạn sẽ tìm được phương pháp luyện thi phù hợp để có thể tự tin bước vào kỳ thi IELTS và đạt được điểm số cao như mong đợi.

Đề luyện IELTS cho người mới bắt đầu

Đề luyện IELTS cho người mới bắt đầu là bước quan trọng giúp bạn tự tin hơn trong kỳ thi. Việc luyện tập thường xuyên sẽ cải thiện kỹ năng nghe, nói, đọc và viết của bạn. Hãy tìm kiếm tài liệu chất lượng và lên kế hoạch học tập hợp lý.
Các đề thi thử IELTS là công cụ hữu ích giúp bạn nhận biết điểm yếu của mình trong quá trình ôn luyện. Khi làm các đề thi thử, bạn có thể xác định rõ những kỹ năng nào còn thiếu sót, từ đó có kế hoạch cải thiện hiệu quả hơn. Lợi ích chính của việc làm đề thi thử:
  • Đánh giá thực tế: Các đề thi thử giúp bạn có cái nhìn chân thực về khả năng hiện tại của mình. Bạn sẽ thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu trong từng kỹ năng như Listening, Reading, Writing và Speaking
  • Cải thiện kỹ năng: Khi nhận diện được điểm yếu, bạn có thể tập trung ôn luyện các kỹ năng cần thiết. Việc này giúp bạn nâng cao trình độ một cách có hệ thống và hiệu quả hơn
  • Quản lý thời gian: Làm đề thi thử cũng giúp bạn luyện tập quản lý thời gian. Bạn sẽ biết cách phân bổ thời gian hợp lý cho từng phần của bài thi, điều này rất quan trọng để đạt được điểm số cao
  • Tự tin hơn: Cuối cùng, việc thường xuyên làm các đề thi thử sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bước vào kỳ thi thật. Bạn sẽ cảm thấy quen thuộc với áp lực và cấu trúc bài thi
nutbamtaive
Mục lục
icon hotline
icon zalo
icon chat page