Chia sẻ lộ trình học ngữ pháp Tiếng Anh cho người mất gốc

Chia se lo trinh hoc ngu phap Tieng Anh cho nguoi mat goc

Nhắc đến lỗ hổng kiến thức khi học Tiếng Anh là không thể không nhắc đến ngữ pháp. Ngữ pháp là nền tảng để người nói thể hiện tư tưởng, là mảnh ghép giúp con người diễn đạt một thông điệp chính xác, rõ ràng và dễ hiểu. Nếu không xây dựng được cho mình một bức nền ngữ pháp thật vững chắc thì bạn sẽ không thể giao tiếp được, không thể truyền tải nội dung đến người đọc, người nghe được. Nhưng đa số người Việt đều rất ám ảnh với  việc học ngữ pháp. Trung tâm IRIS sẽ chia sẻ cho bạn một số cách học ngữ pháp hiệu quả nhé!

Tầm quan trọng của ngữ pháp trong Tiếng Anh?

Tiếng Anh bao gồm 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Và để cải thiện hiệu quả 4 kỹ năng trên, mình cần có đầy đủ ngữ pháp. Để thấy rõ tầm quan trọng của ngữ pháp, chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của nó đối với 4 kỹ năng trên:

– Kỹ năng nghe: nhiều người cho rằng chỉ cần hiểu được từ vựng, kết nối lại là có thể hiểu được cả đoạn dài, nhưng đối với các đoạn hoặc câu phức tạp, dùng nhiều đại từ quan hệ hoặc có nhiều cấu trúc, bạn bắt buộc phải hiểu ngữ pháp mới có thể hiểu được

– Kỹ năng nói: bạn không thể nói chuyện, giao tiếp bằng tiếng Anh được nếu không có ngữ pháp, vì bạn không biết diễn tả ý với người nghe thế nào để cho họ hiểu đúng.

– Kỹ năng đọc: tương tự như kỹ năng nói, phải biết ngữ pháp thì khi đọc bạn mới hiểu được chính xác ý của tác giả

– Kỹ năng viết: kỹ năng viết yêu cầu độ chính xác về ngữ pháp rất cao, hơn cả kỹ năng nói.

Lộ trình học ngữ pháp Tiếng Anh cho người mất gốc

Học trọn bộ ngữ pháp tiếng Anh thì rất nhiều, nhưng người mất gốc thì nên bắt đầu bằng cách nắm kĩ 5 ngữ pháp cơ bản sau đây.

Nắm chắc các cấu trúc thì thông dụng

Các thì trong tiếng Anh được dùng rất phổ biến trong ngôn ngữ hằng ngày cả ở văn nói hay văn viết. Vì vậy, để học tốt ngữ pháp, bước đầu tiên là phải nắm chắc các thì trong tiếng Anh.

1 cấu trúc Tiếng Anh đơn giản cần quan tâm đến 4 yếu tố: chủ ngữ – vị ngữ – verb (động từ) – mạo từ (a,an,the)

Tiếng Anh có tất cả 12 thì, có 5 thì quan trọng nhất và cơ bản nhất mà bạn cần nắm chắc trước tiên là:

– Thì hiện tại đơn: S + Vs/es

Ví dụ: I go to school by bus every day. (Mình đến trường bằng xe buýt hàng ngày)

– Thì quá khứ đơn: S + Ved

Ví dụ: My mother gave me a new car for my birthday. – (Mẹ đã tặng mình một chiếc xe mới cho ngày sinh nhật)

– Thì tương lai đơn: S + will + Vo

Ví dụ: I will go to the church tomorrow. (Tôi sẽ đi nhà thờ vào ngày mai.)

– Thì hiện tại tiếp diễn: S + am/is/are + Ving

Ví dụ: We are going for a walk now. (Bây giờ chúng tôi đang đi dạo.)

– Thì hiện tại hoàn thành: S + have/has + V3

Ví dụ: I have watched TV for two hours. (Tôi xem TV được 2 tiếng rồi).

Cấu trúc của các thì này rất đơn giản và dễ nhớ. Các thì khó như tương lai hoàn thành, tương lai hoàn thành tiếp diễn không áp dụng trong đời sống nhiều nên không cần học kĩ lắm.

Học các loại từ trong tiếng Anh

Mỗi từ loại trong tiếng Anh đóng 1 vai trò riêng, vị trí riêng, góp phần tạo nên một câu có nghĩa hoàn chỉnh. Tiếng Anh có 9 loại từ chính:

  • Danh từ (noun) là những từ chỉ người, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng, địa điểm hay nơi chốn.

Ví dụ: house (ngôi nhà), motorcycle (xe máy)

  • Động từ (Verb) là những từ chỉ hành động hoặc chỉ trạng thái của một người hay sự vật nào đó.

Ví dụ: stand (đứng), sing (hát), cook (nấu ăn)

  • Tính từ (Adjective) là những từ miêu tả tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng.

Ví dụ: tall (cao), short (thấp), beautiful (đẹp), friendly (thân thiện)

  • Trạng từ (Adverb) là từ loại biểu hiện trạng thái hay tình trạng của người, sự vật, hiện tượng. Các loại trạng từ trong tiếng Anh:
  • Trạng từ chỉ thời gian: được sử dụng để miêu tả thời gian mà hành động, sự việc đó được tiến hành, sử dụng để trả lời cho câu hỏi “when” (khi nào).

Ví dụ: Afterwards (sau này), Eventually (cuối cùng), Lately (gần đây), Now (bây giờ), Recently (gần đây), Soon (ngay), Then (sau đó), Today (hôm nay)

  • Trạng từ chỉ cách thức: miêu tả cách mà một hành động được thực hiện., được sử dụng để trả lời cho câu hỏi “How”(như thế nào)

Ví dụ: careful – carefully (một cách cẩn thận), magic – magically (một cách kỳ diệu), reasonable – reasonably (một cách hợp lý)

  • Trạng từ chỉ nơi chốn được sử dụng để diễn tả nơi diễn ra hành động của câu và trả lời cho câu hỏi “Where” (ở đâu).

Ví dụ: above (ở trên), around (xung quanh), below (phía dưới), somewhere (một vài nơi), along (dọc theo), here (ở đây),…

  • Trạng từ chỉ mức độ: được sử dụng để diễn tả mức độ của hành động diễn ra, thường đi kèm với tính từ trong tiếng Anh hoặc trạng từ khác thay vì đi kèm với động từ.

Ví dụ: too (cũng vậy), perfectly (hoàn hảo), quite (hoàn toàn), extremely (vô cùng)

  • Trạng từ chỉ tần suất: diễn tả mức độ thường xuyên của một hành động (thỉng thoảng, thường thường, luôn luôn, ít khi ..), trả lời câu hỏi HOW OFTEN?

Ví dụ: Ofter (thường xuyên), never (không bao giờ), always (luôn luôn), sometimes (thỉnh thoảng)

  • Trạng từ chỉ số lượng: diễn tả số lượng ít hay nhiều của các hành động trong câu.

Ví dụ: just (chỉ), only (duy nhất), mainly (chủ yếu là), largely (phần lớn là), generally (nói chung), especially (đặc biệt là)

  • Trạng từ chỉ nghi vấn: dùng khi hỏi hay thắc mắc về một vấn đề nào đó.

Ví dụ: perhaps (có lẽ), maybe (có lẽ), surely (chắc chắn), of course (dĩ nhiên), willingly (sẵn lòng), very well (được rồi)

  • Trạng từ chỉ liên hệ: liên kết các mệnh đề trong câu.

Ví dụ: besides (bên cạnh đó), however (tuy nhiên), then (sau đó), instead (thay vào đó), as a result (kết quả là),…

  • Giới từ (Preposition): là những từ chỉ sự liên quan giữa các từ đối tượng, vật thể trong cụm từ, trong câu.

Ví dụ: in (trong), on (trên), at (tại), with (với), for (của), under (dưới)…

  • Từ hạn định (Determiner) là từ đứng trước một danh từ hoặc cụm danh từ, dùng để giới hạn và xác định, góp phần làm rõ nghĩa cho các sự vật, sự việc, con người được đề cập đến trong câu.

Ví dụ:

  • Mạo từ: a, an, the
  • Từ hạn định chỉ định: this, that, these, those
  • Từ chỉ số lượng: all, every, most, many, much, some, few, little
  • Số từ: one, two, three, first, second,…
  • Từ hạn định nghi vấn : whose, which, what
  • Đại từ (Pronoun): là những từ chỉ người hay sự vật, dùng để thay thế cho một danh từ hoặc cụm danh từ cụ thể, dùng đại từ để tránh việc lặp đi lặp lại một danh từ quá nhiều lần và làm cho câu trở nên tự nhiên hơn.

Ví dụ: đại từ nhân xưng: I, he, she, me, her…

  • Liên từ: dùng để liên kết 2 từ, cụm từ hoặc mệnh đề lại với nhau.
  • Liên từ kết hợp: and, so, yet, or,…
  • Liên từ tương quan: either – or (hoặc là cái này, hoặc là cái kia), nerther – nor (không cái này cũng không cái kia), both – and (cả cái này lẫn cái kia),…
  • Liên từ phụ thuộc: befor (trước), after (sau), Although / though / even though (mặc dù),…
  • Thán từ (Interjection) là những từ chỉ sự cảm thán, bộc lộ cảm xúc của người nói. Chúng không có giá trị thực sự về mặt ngữ pháp. Thán từ thường đứng một mình và được theo sau bởi một dấu chấm than (!) khi viết.

Ví dụ: Oh my God! (Ôi chúa ơi!), Oh dear! (Ôi trời!),…

3 cấu trúc câu điều kiện trong tiếng Anh

  • Câu điều kiện loại 1: dùng để nói về một sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai nếu có một điều kiện nào đó.

If + thì hiện tại đơn, will + động từ nguyên mẫu

Ví dụ: If it rains, we will cancel the trip. (Nếu trời mưa, chúng tôi sẽ hủy chuyến đi.)

  • Câu điều kiện loại 2: dùng để nói về một sự việc không thể thực sự xảy ra trong hiện tại nếu có một điều kiện nào đó.

If + thì quá khứ đơn, would + động từ nguyên mẫu

Ví dụ: If I had a lot of money, I would travel anywhere I want. (Nếu tôi có nhiều tiền, tôi sẽ đi du lịch bất cứ nơi nào tôi thích.)

  • Câu điều kiện loại 3:  dùng để nói về một sự việc ĐÃ KHÔNG THỂ xảy ra trong quá khứ nếu có một điều kiện nào đó.

If + thì quá khứ hoàn thành, would have + V3/V_ed

Ví dụ: If it hadn’t rained, she would have gone to the beach. (Nếu như trời đã không mưa thì cô ấy đã đi ra bãi biển.)

Các câu so sánh

Các câu so sánh:

* So sánh bằng: S1 + be + as + tính từ + as + S2

S1 be + not + as/so + tính từ + as + S2

Ví dụ: He is as tall as me. (Anh ta cao ngang bằng với tôi.)

 

* So sánh hơn: S1 + be + tính từ ngắn + er + than + S2

S1 + be + more + tính từ dài + than + S2

Ví dụ: He worked harder than the others. (Anh ấy làm việc chăm chỉ hơn những người khác.)

* So sánh nhất: The + tính từ ngắn + est

The + most + tính từ dài

Ví dụ: Nam is the tallest student in his class. (Nam là học sinh cao nhất trong lớp.)

Câu bị động và câu chủ động

  • Chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động:

Ví dụ: A dog bit my son. → My son was bitten by a dog.

(Con chó cắn con trai tôi. → Con trai tôi bị con chó cắn)

Trên đây là lộ trình học ngữ pháp cho người mất gốc mà IRIS đã tổng hợp cho bạn. Hi vọng lag với những chia sẻ này, bạn sẽ thoát ra khỏi tình trạng mất gốc và chinh phục thành công Tiếng Anh nhé!

Mục lục
icon hotline
icon zalo
icon chat page